học ngành dược ra làm gì

Ngày nay, với nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cộng ngày càng tăng thì ngành Dược học luôn được quan tâm và chú trọng. Vậy theo học ngành Dược ra làm gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ về cơ hội việc làm của ngành này.

1. Theo học ngành Dược ra làm gì?

Khi nhắc tới ngành Dược, có nhiều người thường nghĩ người học ngành này sẽ trở thành nhân viên bán thuốc. Tuy nhiên, hiện nay, lĩnh vực hoạt động của ngành Dược học đã được mở rộng, tham gia vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

học ngành dược ra làm gì
Giải đáp thắc mắc học ngành Dược ra làm gì?

Xem thêm: Tìm hiểu thông tin về trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tại khu vực TP.HCM.

Vậy ngành Dược ra trường làm gì? Sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể đảm nhận nhiều vị trí với những công việc khác nhau tùy thuộc vào năng lực cũng như trình độ của mỗi người. Một số công việc của ngành Dược cụ thể như sau:

  • Làm việc tại bệnh viện: Dược sĩ lâm sàng làm việc tại bệnh viện có trách nhiệm đảm bảo chất lượng của thuốc, đồng thời tham vấn với bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác, hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc theo đúng liều dùng chỉ định.
  • Làm việc tại cơ sở sản xuất dược phẩm: Tại đây, các bạn sẽ thực hiện các công việc như nghiên cứu quy trình sản xuất, tìm hiểu các công thức, dạng bào chế, nghiêm hoạt chất mới. Bên cạnh đó, theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, nuôi trồng, chiết xuất dược liệu…
  • Làm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm: Dược sĩ có vai trò kiểm tra chất lượng thuốc xem có an toàn và đủ điều kiện để phát hành ra thị trường hay không. Đồng thời kiểm tra để phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường để kịp thời ngăn chặn. 
  • Kinh doanh thuốc: Sau khi ra trường, sinh viên ngành Dược có thể tự mở quầy thuốc, cửa hàng thuốc kinh doanh hoặc làm việc thuê cho các cơ sở bán lẻ (nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty xuất – nhập khẩu thuốc.
  • Giảng dạy kiến thức về y dược: Nếu có trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm thì bạn có thể công tác, giảng dạy trực tiếp và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo lĩnh vực y dược.
  • Quản lý Nhà nước về Dược: Sinh viên tốt nghiệp ngành Dược có cơ hội đảm nhận công việc quản lý sự vận hành của cả hệ thống ngành dược từ các tuyến Trung ương như tại Cục Quản lý Dược, Vụ Khoa học và Đào tạo… của Bộ Y tế cho đến cấp địa phương.

Như vậy, công việc của ngành Dược học rất đa dạng chứ không chỉ bó hẹp trong không gian quầy thuốc như mọi người vẫn thường nghĩ. Tùy thuộc vào năng lực và trình độ chuyên môn của mỗi người mà có thể lựa chọn các công việc khác nhau. 

2. Đánh giá cơ hội việc làm của ngành Dược

Ngày nay, ngành Dược giữ vai trò quan trọng và là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống khám chữa bệnh. Tuy nhiên, nhân lực trong lĩnh vực Dược học ở Việt Nam còn đang thiếu rất nhiều, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế. Đặc biệt là về nhân lực chất lượng cao có trình độ từ cao đẳng trở lên. Đây là khó khăn của ngành, nhưng cũng là cơ hội để những sinh viên ngành Dược tìm được việc làm phù hợp với năng lực chuyên môn.

Giải đáp thắc mắc học ngành Dược ra làm gì?

Theo thống kê của Cục quản lý Dược, tỷ lệ Dược sĩ trên dân số của nước ta vào năm 2015 mới chỉ đạt 2,2/10.000 dân. Trong đó, số lượng Dược sĩ chủ yếu làm việc trong các cơ quan Quản lý nhà nước, các bệnh viện và cơ sở sản xuất kinh doanh dược phẩm. Bên cạnh đó, phần lớn Dược sĩ phân bố chủ yếu tại các thành phố lớn, còn tại các địa phương hay ở tuyến cơ sở nhân lực ngành này chưa có hoặc có nhưng ít. 

Không chỉ ở các bệnh viện, cơ sở phân phối hay doanh nghiệp dược trong nước mà cả các doanh nghiệp về dược phẩm của nước ngoài có chi nhánh ở Việt Nam cũng đang cần tuyển dụng số lượng lớn nhân lực ngành Dược có trình độ cao. Từ thực tế khách quan trên, những Dược sĩ tương lai hoàn toàn có thể yên tâm về công việc sau khi ra trường với mức thu nhập ổn định.

3. Mức lương của ngành Dược học

Thực tế, mức lương của ngành Dược phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như đơn vị công tác, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn… Do đó, mức thu nhập của ngành này có sự chênh lệch khá lớn, dao động trong khoảng 4 – 20 triệu/ tháng.

Thông thường, đối với sinh viên ngành Dược mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ có thu nhập từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Còn đối với những người có nhiều kinh nghiệm công tác trong ngành sẽ có mức thu nhập trung bình sẽ từ 8 – 11 triệu đồng/ tháng.

Mức lương của ngành Dược cao hay thấp còn phụ thuộc vào khả năng của mỗi người nên khó đưa ra một con số cụ thể. Tuy nhiên, so với những ngành nghề khác thì mức lương của ngành này vẫn được đánh giá cao hơn. Bên cạnh đó, công việc của Dược sĩ khá nhẹ nhàng, không phải vất vả nắng mưa mà vẫn nhanh được thăng tiến. 

Hy vọng qua những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu được học ngành Dược ra làm gì cũng như nắm được cơ hội việc làm của ngành này.

Tổng hợp

Rate this post