Từ 2-3 là độ tuổi các mẹ nhận thấy con mình có biểu hiện thích phản kháng, bướng bỉnh, không chịu nghe lời. Rất nhiều mẹ tỏ ra bất lực trước sự ẩm ương của con. Vậy giải pháp nào để kiểm soát tình trạng này?
Tuy nhiên, nhiều kiến thức cho thấy, việc con luôn muốn làm theo ý mình, tranh đồ chơi của bạn… là minh chứng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Đây chính là thời điểm các cô bé, cậu bé biết nhận thức về những điều xung quanh và đư ra những suy nghĩ, đánh giá của riêng mình.
Vì vậy, thay vì cho rằng con cãi hay phản kháng, cha mẹ hãy bình tĩnh và coi rằng đây mà một trong những giai đoạn phát triển cần thiết đối với mỗi đứa trẻ.
Trẻ em lên 3 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh về trí não
Người Nhật đã dạy con như thế nào ở tuổi lên 3? Theo lời khuyên của người Nhật, các bậc cha mẹ cần dứt khoát thực hiện kỷ luật mềm mỏng với bé ngay từ giai đoạn này.
Mắng – giải thích – thuyết phục con
Khi con làm thương chính mình hoặc người khác, đây không phải là lúc cha mẹ dỗ dành con hay đi xin lỗi người đã bị con làm thương. Bắt buộc cha mẹ phải mắng, nói cho con biết hành động của con là không đúng để con biết rằng hành động đó là sai, không thể bao biện. Nếu không nghiêm khắc trong trường hợp trên, hành động của con chắc chắn sẽ được lặp đi lặp lại.
Ngoài ra, có một số trường hợp, cha mẹ không cần thiết phải mắng gây ảnh hưởng đến tâm lý trẻ. Thay vào đó, hãy kiên nhẫn để giải thích cho chúng hiểu được rằng những yêu cầu của chúng vừa đưa ra, những đòi hỏi là vô lý, có thể gây hại cho chúng và người khác.
Ví dụ, bé không chịu đội mũ khi ra ngoài trời nắng, mẹ cần nói cho con biết sẽ bị ốm vì hành động đó. Thậm chí nếu bé không nghe, bạn có thể đưa ra những ví dụ cụ thể về những người thân đi ra nắng không đội mũ bị ốm để con hiểu được vấn đề.
Đặc biệt, không nên ép trẻ nhỏ phải làm việc này việc kia mà các thành viên trong gia đình hãy cùng con thực hiện một công việc để chúng cảm thấy có người đồng hành và tự nguyện làm những việc đó.
Dạy con tự lập
Đây là một trong những cách mà các bà mẹ Nhật thường dạy cho con từ rất sớm. Theo chia sẻ, trẻ tự lập sẽ hiểu biết hơn, chúng biết nên và không nên làm gì nên sẽ biết lắng nghe và không cãi lời cha mẹ.
Các bậc phụ huynh phải có cách giáo dục phù hợp
Ở độ tuổi như các bé, cha mẹ có thể dạy con tự lập từ những vấn đề nhỏ nhất như tự vệ sinh cá nhân; Đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh đúng cách… Và để làm được điều này, cha mẹ hãy luôn là “mẫu chuẩn” bên cạnh, con sẽ bắt chước làm theo. Một vài lần, các con sẽ thuần thục và có thể tự làm mà cha mẹ không cần mất sức hối thúc hàng ngày.
Mẹ cũng có thể dạy con bằng cách nhờ các bé làm những việc đơn giản như lấy đồ, vứt rác, nhặt rau, lau nhà…Thế nhưng đừng giáo dục con bằng việc chỉ nhờ con mà hãy biết động viên con đúng lúc, dành những lời khen để con cảm thấy mình làm tốt công việc đó. Dù rằng, có thể ban đầu con sẽ thường xuyên làm vương vãi, đổ vỡ, thậm chí là vấp ngã…
Phớt lờ những yêu sách không thỏa đáng của con
Việc đáp ứng nhanh yêu cầu của con mọi lúc mọi nơi đôi khi không phải là yêu thương con mà là tạo ra cho con thói quen xấu về sự đòi hỏi. Chính vì thế, cha mẹ hãy học cách “phớt lờ” những đòi hỏi khong hợp lý của con.
Thay vào đó, cha mẹ hãy thể hiện sự quan tâm của mình đến con cái để chúng cảm nhận được rằng cha mẹ đang chú ý đến chúng, không bỏ rơi chúng.
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia
Nếu bạn nhận thấy con bướng bỉnh và bạn không có cách nào để có thể kiểm soát con thì hãy đưa con tới gặp một nhà tâm lý học hoặc nhờ đến một chuyên gia tư vấn.