Tìm hiểu hộ sinh là làm gì, học hộ sinh ra làm gì? Là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Có nên học ngành hộ sinh hay không, bạn đọc có thể tham khảo thông tin qua bài tổng hợp sau.
1. Nữ hộ sinh là gì?
Hộ sinh là một trong những ngành liên quan trực tiếp đến chuyên ngành sinh nở. Cán bộ ngành Hộ sinh sẽ được đào tạo bài bản nhằm cung cấp tất cả những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về quá trình chăm sóc sức khỏe dành cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, nữ hộ sinh còn chuẩn bị đầy đủ về mặt sức khỏe, tâm lý và sự an toàn tuyệt đối, tránh được những biến chứng không mong muốn xảy ra.
Xem thêm: Ngành Dược học mấy năm?
Sau khi tốt nghiệp công việc của nữ hộ sinh khá đa dạng, sinh viên có thể xin việc làm tại các bệnh viện, Trung tâm/ cơ sở Y tế. Hoặc làm giảng viên của các trường Đại học/ Cao đẳng Y dược để tham gia đào tạo ngành Hộ sinh.
2. Học hộ sinh ra làm gì?
- Nữ hộ sinh là người trực tiếp tiếp nhận và hướng dẫn cho các bà mẹ trong suốt thời gian thăm khám và điều trị, thực hiện theo đúng những quy định chăm sóc sức khỏe đạt đúng theo tiêu chuẩn của bệnh viện và các cơ sở y tế.
- Tham gia vào các ca đẻ thường diễn ra, hoặc có thể tham gia cùng với các bác sĩ phụ sản trong những ca đẻ khó.
- Các nữ hộ sinh cũng sẽ tham gia vào quá trình thăm khám tình trạng sức khỏe thai nhi hiện tại. Chuẩn bị đầy đủ tất cả những thiết bị đỡ đẻ, theo dõi tình hình chuyển dạ của từng sản phụ. Đối với những trường hợp cấp bất cần phải báo cáo kịp thời với các bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
- Nghiêm chỉnh thực hiện theo đúng chỉ những tất cả những chỉ thị do Trưởng khoa hay cấp trên giao xuống. Làm việc trên tinh thần tự giác không được tư lợi cá nhân.
- Các nữ Hộ sinh đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học tại cơ quan. Đồng thời, đảm nhiệm công việc hướng dẫn các khóa sinh viên thực tập theo đúng sự phân công của trưởng khoa.
Click ngay: Cao đẳng hộ sinh là gì? Công việc của cán bộ cao đẳng hộ sinh
3. Những phẩm chất cần thiết của nữ hộ sinh
- Nắm vững về những kiến thức về chuyên môn: Đây là điều kiện tiên quyết của người Hộ sinh nói riêng và bác sĩ nói chung, vì điều nay liên quan tới cả tính mạng mẹ và bé, và của người bệnh.
- Kỹ năng lên kế hoạch: Khi có kỹ năng lên kế hoạch tốt, bạn sẽ biết tính toán và sắp xếp được khoảng thời gian mà sản phụ có thể chuyển dạ, và sinh sản an toàn nhất.
- Tính nhanh nhẹn và chính xác trong công việc: Trong một kip đỡ đẻ, mọi thủ tục cần làm nhanh chóng, chính xác nhằm tránh những diễn biến xấu nhất xảy ra.
- Tư vấn sức khỏe: Để sản phụ có thể có sức khỏe tốt nhất trong thai kỳ và trong quá trình trước, trong, sau đẻ.
- Kỹ năng giao tiếp tốt để có thể động viên và chia sẻ cơn đau trong khoảng thời gian vất vả nhất của một người sản phụ.
- Cẩn trọng, tỉ mỉ và có tinh thần trách nhiệm cao.
- Lòng nhân hậu, sức khỏe của sản phụ và thai nhi phụ thuộc rất lớn đến nhân cách, phẩm chất của nữ hộ sinh.
4. Có nên học ngành cao đẳng hộ sinh không?
Dưới đây là một số lý do để bạn có thể lựa chọn trở thành một nữ hộ sinh trong tương lai.
Thứ nhất, công việc hộ sinh có cơ hội việc làm cao
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe, chăm sóc đời sống con người ngày càng được nâng cao. Theo đó lĩnh vực sinh sản cũng cần một nguồn nhân lực lớn để đảm bảo việc chăm sóc và bảo vệ phụ nữ mang thai trước và sau khi sinh.
Thứ hai, thời gian đào tại cao đẳng hộ sinh khá ngắn.
Với 3 năm học tại các trường cao đẳng, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức, kỹ năng, những phẩm chất cần thiết để có thể làm việc trong mọi cơ sở y tế.
Thứ ba, đây là ngành học mang ý nghĩa cao quý.
Đây là một ngành nghề cao quý, cán bộ hộ sinh là người chăm sóc, bảo vệ tính mạng của các trẻ em, những người là chủ nhân tương lai của đất nước sau này.
Tìm hiểu hộ sinh là làm gì, học hộ sinh ra làm gì? Hy vọng bài viết chia sẻ thông tin hữu ích cho bạn đọc.